So sánh card đồ họa AMD và Nvidia 2023

Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng tăng. Game là một lĩnh vực màu mỡ và thu hút đông đảo game thủ tham gia. Điều đó làm cho nhu cầu tìm kiếm card màn hình chơi game trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết (chưa kể nhu cầu sử dụng card màn hình để render video, training AI). Hay ông lớn trong lĩnh vực này cạnh tranh khốc liệt với nhau: đó chính là Nvidia và AMD, hãy cùng Stream Hub so sánh GPU, tìm hiểu ưu nhược của từng hãng nhé!

Card màn hình là gì

Card màn hình dùng để hiển thị hình ảnh một cách mượt mà hợp. Khi dùng để chơi game, một chiếc card màn hình xịn có thể giúp bạn chơi game với chỉ số FPS cực kì cao, làm game mượt và sắc nét. Trong lĩnh vực dựng phim, một chiếc card màn hình tốt có thể giúp bạn giảm thiểu thời gian “render”. Hoặc nếu bạn là một data scientist, data engineering, với công nghệ CUDA của Nvidia, việc tạo ra những con AI sẽ nhanh hơn.

Nếu bạn không hiểu nghĩa từ FPS là gì, hãy tham khảo bài viết sau.

So sánh gpu
Card màn hình

Bảng so sánh gpu card màn hình Nvidia vs AMD (cập nhật 6/2023)

 

Score

GPU

Base/Boost

Memory

Power

Nvidia Titan RTX

100.0%

TU102

1350/1770 MHz

24GB GDDR6

280W

Nvidia GeForce RTX 2080 Ti

96.8%

TU102

1350/1635 MHz

11GB GDDR6

260W

Nvidia GeForce RTX 2080 Super

85.9%

TU104

1650/1815 MHz

8GB GDDR6

250W

Nvidia GeForce RTX 2080

82.7%

TU104

1515/1800 MHz

8GB GDDR6

225W

Nvidia GeForce RTX 2070 Super

77.6%

TU104

1605/1770 MHz

8GB GDDR6

215W

Nvidia Titan X

76.0%

GP102

1405/1480 MHz

12GB GDDR5X

250W

Nvidia GeForce GTX 1080 Ti

75.4%

GP102

1480/1582 MHz

11GB GDDR5X

250W

AMD Radeon VII

74.9%

Vega 20

1400/1750 MHz

16GB HBM2

300W

AMD Radeon RX 5700 XT

73.8%

Navi 10

1605/1905 MHz

8GB GDDR6

225W

Nvidia GeForce RTX 2070

70.8%

TU106

1410/1710 MHz

8GB GDDR6

185W

Nvidia GeForce RTX 2060 Super

68.2%

TU106

1470/1650 MHz

8GB GDDR6

175W

AMD Radeon RX 5700

65.7%

Navi 10

1465/1725 MHz

8GB GDDR6

185W

Nvidia GeForce GTX 1080

61.3%

GP104

1607/1733 MHz

8GB GDDR5X

180W

AMD Radeon RX 5600 XT

60.9%

Navi 10

?/1615 MHz

6GB GDDR6

150W

AMD Radeon RX Vega 64

59.9%

Vega 10

1274/1546 MHz

8GB HBM2

295W

Nvidia GeForce RTX 2060

58.7%

TU106

1365/1680 MHz

6GB GDDR6

160W

AMD Radeon RX Vega 56

56.3%

Vega 10

1156/1471 MHz

8GB HBM2

210W

Nvidia GeForce GTX 1070 Ti

55.3%

GP104

1607/1683 MHz

8GB GDDR5

180W

Nvidia GeForce GTX 1660 Ti

50.8%

TU116

1365/1680 MHz

6GB GDDR6

120W

Nvidia GeForce GTX 1070

49.9%

GP104

1506/1683 MHz

8GB GDDR5

150W

Nvidia GeForce GTX 1660 Super

49.2%

TU116

1530/1785 MHz

6GB GDDR6

125W

Nvidia GeForce GTX 980 Ti

46.2%

GM200

1000/1075 MHz

6GB GDDR5

250W

Nvidia GeForce GTX 1660

43.1%

TU116

1530/1785 MHz

6GB GDDR5

120W

AMD Radeon RX 590

42.6%

Polaris 30

1469/1545 MHz

8GB GDDR5

225W

AMD Radeon RX 5500 XT 8GB

42.0%

Navi 14

?/1717 MHz

8GB GDDR6

130W

AMD Radeon R9 Fury X

41.9%

Fiji

1050 MHz

4GB HBM

275W

AMD Radeon RX 580 8GB

39.1%

Polaris 20

1257/1340 MHz

8GB GDDR5

185W

Nvidia GeForce GTX 1650 Super

38.5%

TU116

1530/1725 MHz

4GB GDDR6

100W

AMD Radeon RX 5500 XT 4GB

37.8%

Navi 14

?/1717 MHz

4GB GDDR6

130W

Nvidia GeForce GTX 980

37.0%

GM204

1126/1216 MHz

4GB GDDR5

165W

Nvidia GeForce GTX 1060 6GB

36.3%

GP106

1506/1708 MHz

6GB GDDR5

120W

AMD Radeon R9 390

34.3%

Hawaii

1000 MHz

8GB GDDR5

275W

Nvidia GeForce GTX 1060 3GB

33.1%

GP106

1506/1708 MHz

3GB GDDR5

120W

Nvidia GeForce GTX 970

31.5%

GM204

1050/1178 MHz

4GB GDDR5

145W

AMD Radeon RX 570 4GB

30.1%

Polaris 20

1168/1244 MHz

4GB GDDR5

150W

Nvidia GeForce GTX 1650

29.0%

TU117

1485/1665 MHz

4GB GDDR5

75W

Nvidia GeForce GTX 1050 Ti

22.4%

GP107

1290/1392 MHz

4GB GDDR5

75W

AMD Radeon RX 560 4GB

17.1%

Polaris 21

1175/1275 MHz

4GB GDDR5

80W

Nvidia GeForce GTX 1050

16.9%

GP107

1354/1455 MHz

2GB GDDR5

75W

AMD Radeon RX 550

10.8%

Polaris 22

1100/1183 MHz

4GB GDDR5

50W

Nvidia GeForce GT 1030

7.8%

GP108

1228/1468 MHz

2GB GDDR5

30W

So sánh gpu

Một số web so sánh card đồ họa

Ưu điểm của card AMD

Radeon Card
card AMD

Chơi được nhiều loại game khác nhau có cấu hình cao.

Ví dụ là những game đặt nặng yêu cầu về mặt đồ họa như DOTA 2 hay PES 2018. Các tựa game này nếu dùng card onboard gần như sẽ phải tắt hết tất cả các hiệu ứng, mức đồ họa cũng phải giảm xuống thấp nhất. Nếu laptop có card rời AMD thì hình ảnh sẽ được cải thiện hơn. Các chi tiết được thể hiện rõ, từ đó nâng cao trải nghiệm khi chơi game.

Xử lý hình ảnh, render các video nhanh chóng.

Laptop có card đồ họa rời sẽ giúp máy tính xử lí hình ảnh dễ dàng hơn, “gánh” được phần việc của vi xử lí. Từ đó nâng cao được hiệu suất chung của máy, xử lí các tác vụ nhanh chóng, điển hình là trong việc render video với Adobe Premier Pro hay hay làm Photoshop, AutoCad.

Đây cũng được xem là một phần nhược điểm của card AMD, vì đa số các dòng RX460 thường được sử dụng làm “trâu cày” bitcoin.

Tích hợp phần mềm độc quyền từ AMD

Đối với các dòng laptop có card đồ họa AMD, bạn sẽ được sử dụng phần mềm AMD Crimson ReLive độc quyền từ hãng này. Đây là phần mềm sẽ cho phép bạn thiết lập phần mềm nào trên máy sẽ được quyền sử dụng card đồ họa AMD khi khởi chạy.

Phần mềm này cũng sẽ giúp tối ưu hóa phần cứng của card đồ họa AMD, nó giúp cải tiến về hiệu năng khi chúng ta chơi game hoặc bạn có thể tự điều chỉnh các thiết lập để mang lại trải nghiệm ưng ý nhất.

Wikipedia

Ưu điểm của card đồ họa Nvidia

Nvidia Card
card đồ họa Nvidia

Độ ổn định khi chơi game

Không phải ngẫu nhiên mà đa số game thủ vẫn chuộng card màn hình nvidia khi mua để chơi game vì độ ổn định của nó. So với những chú card Radeon – AMD, dòng GTX hay mới hơn là RTX được Nvidia tối ưu chuyên để chơi game.

Từ những game MOBA huyền thoại cần card dòng trung hoặc thấp như DotA2 hay Liên Minh Huyền Thoại (yêu cầu card GTX 950 hoặc GT 1030 trong tầm giá, hoặc card GTX 750, GTX 750Ti nếu bạn không ngại vấn đề tiêu thụ điện năng), hay đến những game chưa được tối ưu FPS như PUPG (khuyến khích sử dụng card 1050Ti), vân vân… Nvidia đều có những card tên tuổi đều là trùm phân khúc gaming.

Nhiều Software hộ trỡ tối ưu game

Geforce Experience của Nvidia được hãng giới thiệu là một software hoàn thiện để tối ưu mọi game bạn chơi. Phần mềm này sẽ scan qua ổ đĩa của bạn, phát hiện game và tự động tối ưu theo chiếc card mà bạn đã lắp.

Tuy vậy, bạn nên chú ý và lưu version ổn định của Software này, phòng khi có update mà FPS giảm, hãy quay về version ổn định trước đó.

Nên mua card màn hình hãng nào giữa Nvidia và AMD

Mua card màn hình hãng nào mới là phù hợp và thuận tiện cho người tiêu dùng? Muốn lựa chọn giữa card Nvidia hay AMD, trước hết bạn cần biết chính xác mục đích sử dụng máy tính của mình. Chẳng hạn như bạn chỉ dùng máy tính để thực hiện các công việc cơ bản như lướt web, soạn thảo văn bản trên Word hay tính toán đơn giản trên Excel, hay thậm chí là game nhẹ thì việc trang bị một chiếc card đồ hoạ rời là không cần thiết.

Tuy nhiên, với những ai có mục đích làm việc nặng hơn trên máy tính, chẳng hạn như thiết kế, chỉnh sửa ảnh bằng các công cụ chuyên dụng như Photoshop, hay chơi các tựa game đòi hỏi nhiều sự xử lý thì khi đó chắc chắn máy tính của bạn sẽ cần đến một chiếc card đồ hoạ rời để bổ sung sức mạnh.

Mẫu RTX 3080 của Nvidia cùng phân khúc với RX 6900 XT AMD của AMD, nhưng mức giá và sức mạnh của RTX 3080 lại cao hơn khá nhiều so với RX 6900 XT AMD (25 triệu so với 23 triệu ở thời điểm ra mắt). RTX 3080 Ti chậm hơn RX 6900 XT AMD 3.3 %.

Nên có thể thấy rằng những chiếc card đồ hoạ của Nvidia và AMD là gần tương đồng với nhau cả về giá, hiệu năng, độ tiêu thụ năng lượng lẫn công nghệ được tích hợp.

Do đó câu hỏi nên mua card màn hình của hãng nào thật ra rất dễ để trả lời, nếu điều kiện tài chính tốt bạn nên chọn card đồ hoạ của Nvidia, nếu không thì những chiếc card đồ hoạ AMD cũng đủ sức để đáp ứng nhu cầu chơi game của bạn rồi đấy. Và bạn thích của hãng nào thì cứ mua của hãng đó thôi.

Về ý kiến chủ quan của Stream Hub về AMD và Nvidia cái nào tốt hơn, thì câu trả lời của chúng tôi tại thời điểm hiện tại (6/2023) là AMD.

Qua việc so sánh gpu trong bài viết trên, nếu bạn đang sở hữu một chiếc card màn hình nvidia, hãy theo dõi bài viết về cách tối ưu hóa card màn hình nvidia để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Trả lời