OS (Operating System) là gì? Tổng quan về hệ điều hành (OS)

Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, hệ điều hành (Operating System – OS) đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc điều khiển và quản lý máy tính và các thiết bị điện tử khác.

Operating System là gì?

Os là gì? OS là chương trình quản lý tất cả các chương trình (phần mềm) và phần cứng trong máy tính. Hệ điều hành có thể được coi là phần mềm quan trọng nhất của máy tính.

  • Phần cứng là CPU (central processing unit – vi xử lý trung tâm), bộ nhớ (RAM – random access memory và ROM – read only memory), các thiết bị nhập (như bàn phím, chuột) và các thiết bị xuất (máy in, loa).
  • Phần mềm là những chương trình như soạn thảo văn bản (word, excel), trình duyệt web (như chrome, firefox).

Hệ điều hành là một tầng phần mềm cốt lõi mà người dùng thường không nhìn thấy trực tiếp, nhưng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp các ứng dụng và phần cứng hoạt động một cách hiệu quả và mượt mà.

Các thành phần chính của hệ điều hành là gì?

Hệ thống máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm và dữ liệu. Và hệ điều hành cung cấp cho người dùng chúng ta một phương thức để tương tác với máy tính, giúp người dùng sử dụng những tiện ích của máy tính thông qua việc gọi những dịch vụ của hệ điều hành.

  • Kernel: Cung cấp khả năng kiểm soát cơ bản đối với phần cứng của máy tính. Kernel đọc và ghi dữ liệu từ bộ nhớ, xử lý cách nhận và gửi dữ liệu của các thiết bị như: màn hình, chuột, bàn phím,…
  • Giao diện lập trình ứng dụng (API): Cho phép các nhà phát triển ứng dụng viết mã module.
  • Giao diện người dùng: Cho phép tương tác với người dùng qua biểu tượng đồ họa hoặc dòng lệnh.

Chúng ta có thể xem hệ điều hành như chính phủ một nhà nước. Một mình hệ điều hành thì không có nghĩa lý gì, nhưng khi quản lý đất nước/ quản lý tài nguyên, sự tiện lợi và hữu dụng của hệ điều hành được thể hiện một cách cụ thể. Và người dân (người dùng máy tính) có thể làm việc với chính phủ thông qua một loại hình dịch vụ chung.

Bên cạnh đó, để tránh phần cứng bị truy cập không đúng cách hoặc phá hoại có chủ đích, hệ điều hành cung cấp một lớp đệm (system call interface) giữa phần cứng và phần mềm.

Creation Responsive Internet Website For Multiple Platforms. Building Mobile Interface On Screen Of Laptop, Tablet, Smartphone. Layout Content On Display Devices. Conceptual Banner Of Web Technology.

Hoạt động của OS system

  1. Khi chúng ta bấm nút mở nguồn (power) hay nút khởi động lại máy (restart), chương trình đầu tiên chạy sẽ là chương trình “mồi” cho hệ điều hành (bootstrap program), thông thường sẽ được lưu trong ổ cứng máy tính (ROM).
  2. Sau đó, chương trình “mồi” sẽ tìm hệ điều hành trong ổ cứng máy tính, và bắt nó khởi động.
  3. Một chương trình được khởi động bằng cách tải lên bộ nhớ (RAM) để được sử dụng bởi CPU
  4. Hệ điều hành hoạt động: nhanh chóng thực hiện những chức năng của nó.

Chức năng cơ bản của o s

Hệ điều hành có hai chức năng cơ bản:

1/ Cung cấp tài nguyên cho các chương trình (phần mềm) để chạy.

Một hệ thống máy tính có rất nhiều tài nguyên (như thời gian CPU làm việc, bộ nhớ trống trong RAM, bộ nhớ trống trong ổ cứng,…), và hệ điều hành có chức năng quản lý việc sử dụng những tài nguyên đấy.

Có vô số kể “đơn” yêu cầu cung cấp tài nguyên từ các chương trình, nên hệ điều hành phải phân chia công bằng và nhanh chóng tài nguyên có sẵn.

Một ví dụ đơn giản về in giấy: bạn muốn in một bản word ra thì file word phải yêu cầu hệ điều hành cung cấp cho nó máy in để in. Ở đây, “đơn” yêu cầu là file word và tài nguyên là máy in.

2/ Kiểm soát các chương trình

Hệ điều hành có nghĩa vụ kiểm soát các chương trình (phần mềm, quá trình) đang chạy để tránh xảy ra lỗi cũng như việc sử dụng không đúng cách của người dùng.

Ví dụ: người bật Mass Effect Ancomeda (một game yêu cầu cấu hình cao) khi cấu hình máy không đủ, hệ điều hành sẽ tự động tắt chương trình khi thấy thời gian tải quá lâu hoặc có khả năng gây ảnh hưởng phần cứng.

He Dieu Hanh La Gi

Chức năng nâng cao

  • Quản lý quá trình (process management)
  • Quản lý bộ nhớ (memory management)
  • Quản lý ổ cứng (storage management)
  • Quản lý bộ nhớ ngoài (như USB, HDD ngoài)
  • Cho người dùng cách tiếp cận nhanh chóng và tiện lợi.

Hiện nay, bên cạnh các hệ điều hành trên máy tính, còn xuất hiện hệ điều hành trên những chiếc điện thoại thông minh. Những hệ điều hành trên điện thoại này thường không chỉ bao gồm lõi kernel (kernel là chương trình luôn chạy khi khởi động máy tính), mà sở hữu cả middleware, một tập hợp những phần mềm giúp người dùng tiếp cận dễ hơn.

Các hệ điều hành trên máy tính phổ biến nhất

Bốn hệ điều hành phổ biến nhất cho cá nhân và doanh nghiệp bao gồm Mac, Linux, và Windows, Android.

He Dieu Hanh 1

Hai hệ điều hành trên điện thoại di động lớn nhất hiện nay: Android của Google và iOS của Apple đều bao gồm một lõi kernel và nhiều middleware để thuận tiện hơn trong việc sử dụng smartphone.

Windows OS là gì?

Hệ điều hành Windows (Windows Operating System) là một hệ điều hành phát triển và phân phối bởi Microsoft Corporation. Windows OS là một trong những hệ điều hành máy tính phổ biến nhất trên thế giới và đã trở thành một phần quan trọng của nền công nghiệp công nghệ thông tin.

no OS là gì

Thuật ngữ “no OS” (viết tắt của “no operating system”) thường được sử dụng để chỉ tình trạng máy tính hoặc thiết bị không có hệ điều hành. Khi máy tính hoặc thiết bị mới được cài đặt hoặc chưa được cài đặt hệ điều hành, bạn có thể thấy thông báo “no OS” hoặc máy tính không thể khởi động vào bất kỳ hệ điều hành nào.

OS version là gì

“OS version” (phiên bản hệ điều hành) là một chỉ số hoặc thông tin định danh cho phiên bản cụ thể của hệ điều hành đang được sử dụng trên một máy tính hoặc thiết bị. Mỗi khi nhà sản xuất hệ điều hành (như Microsoft cho Windows, Apple cho macOS, hoặc các nhà phát triển Linux) phát hành một phiên bản mới, họ thường gán một số phiên bản hoặc tên để phân biệt giữa các phiên bản khác nhau và để người dùng biết được họ đang sử dụng phiên bản nào.

Trả lời