Nên học nghề gì trong thời buổi hiện đại?

Có thể nói, mỗi mùa thi đại học gần kề thì các chương trình hướng nghiệp hay cẩm nang đi thi lại được dịp nở rộ. Nhìn chung, đây không phải chỉ là nhu cầu của các bạn học sinh đang ở bậc Trung học phổ thông, mà đó còn là mong mỏi của nhiều bậc phụ huynh khi có con em đang trong giai đoạn chuyển cấp.

Vậy học ngành gì để phát triển?

Ở bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn hai ngành học rất có triển vọng không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà nó còn mở ra nhiều cơ hội việc làm sau này: ngành công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.

Ngành công nghệ thông tin – Nghề lập trình viên

Cùng với sự tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thế giới, ai trong chúng ta cũng đều hiểu rằng những người lập trình viên, phát triển phần mềm (developer) đóng một vai trò quan trọng.

Developer là gì?

Developer (nhà phát triển) là người góp phần rất lớn vào sự thành công của một phần mềm. Developer được chia làm 2 cấp độ: Junior developer và Senior Developer.

Trong khi Junior Developer có công việc chính là viết code thì Senior Developer với khả năng làm việc tại mọi giai đoạn trong một quy trình phát triển của phần mềm đó. Công việc của các Senior developer bao gồm các công đoạn:

– Phác thảo ý tưởng

– Liên lạc với khách hàng về ý tưởng đó

– Thiết kế, phát triển phần mềm

– Lập kế hoạch và trực tiếp kiểm tra, bảo trì phần mềm

Developer Anh
Developer

Lập trình nhúng là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì lập trình nhúng là một lĩnh vực cực kỳ rộng có liên quan đến cả phần mềm và phần cứng của máy tính và các vi mạch. Cụ thể, lập trình nhúng được chia thành 2 mảng chính:

– Embedded software: Lập trình phần mềm (C++, Java, C, Script, Android, Linux, …)

– Embedded hardware: Thiết kế PCB, hàn và sửa vi mạch điện tử, linh kiện điện tử, …

Lập trình web với Java

Được mệnh danh là nền tảng lập trình phổ biến nhất dành cho các “lập trình viên xuất sắc”, Java chính là ngôn ngữ mà bạn có thể sử dụng mọi nơi chỉ với một lần viết code.

Với khả năng sử dụng độc lập trên các nền tảng, Java có thể chạy trên các thiết bị khác nhau chính vì vậy Java là ngôn ngữ lập trình hỗ trợ nhiều nhất và được nhiều lập trình viên theo học nhất.

Trong Java, người lập trình viên làm việc theo 3 mảng chính: front-end, backend và full-stack.

Lap Trinh Web Voi Java
Lập trình web với Java

Front-end là gì?

Nói một cách đơn giản, front-end là phần hiển thị của trang web tương tác trực tiếp với người dùng, có thể nhìn thấy khi truy cập vào website như: font chữ, màu sắc, hình ảnh hay bố cục website và các giao diện khác.

Người làm việc với front-end cần phải bổ sung 3 ngôn ngữ lập trình: HTML, CSS, Java Script và các framework như Bootstrap, Backbone, Foundation, … Ngoài yêu cầu về các ngôn ngữ lập trình, khả năng thẩm mỹ và biết cách kết hợp để tối ưu trải nghiệm người dùng trên website cũng chính là điều quan trọng đối với các lập trình viên.

Backend là gì?

Nếu như front-end là việc trang hoàng nội thất thẩm mỹ thì back-end chính là người kiến trúc sư xây dựng nên ngôi nhà đó.

Với tất cả những cái có trong tay như máy chủ, cơ sở dữ liệu (Database) và một ứng dụng, các lập trình viên back-end tạo nên và duy trì cho bộ nhớ của website hoạt động, lưu trữ mọi thông tin và dữ liệu của website.

Chính nhờ có back-end mà phần front-end trên website mới có thể hoạt động chính xác được.

Những người có mong muốn trở thành một lập trình viên back-end cần phải chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức như Java, .Net, Python, Ruby, … và thành thạo việc sử dụng các công cụ như Oracle, SQL Server hay như MySQL giúp họ thay đổi, lưu trữ dữ liệu của mình.

Su Khac Nhau Front End Va Back End
front-end và Backend

Full stack là gì?

Hiểu đơn giản, lập trình viên Full Stack là những người thông thạo cả về Front-end lẫn Back-end. Việc có khả năng lập trình trên cả phần giao diện người dùng bên trên lẫn cả server code hệ thống mở ra rất nhiều cơ hội về việc làm cho các lập trình viên.

Tuy nhiên, kiến thức sâu rộng, am hiểu rõ ràng ở cả 2 lĩnh vực và mọi cấp độ của cả 2 lĩnh vực đó là điều không hề dễ dàng khi bạn phải trau dồi cho mình một lượng lớn kiến thức code và sở hữu “yếu tố thẩm mỹ tiềm tàng”.

Vậy, lập trình web bằng ngôn ngữ nào là tốt nhất?

Hiện tại, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng trên thế giới, nhưng nhìn chung có 4 loại ngôn ngữ phổ biến nhất, bao gồm:

– Ngôn ngữ lập trình PHP (Chiếm 1/3 số website trên thế giới) sử dụng mã nguồn mở với khả năng tương tác với người dùng rất tốt, tuy nhiên ngôn ngữ này chỉ sử dụng để chạy trên các ứng dụng website

– Ngôn ngữ lập trình Python: với hình thức gọn gàng và cấu trúc đơn giản, Python chính là ngôn ngữ được đông đảo giới lập trình viên website chọn lựa khi có thể tạo ra những chương trình phức tạp với dữ liệu lưu trữ khổng lồ.

– Ngôn ngữ lập trình Java: Theo thống kê của Techkids, Java chính là ngôn ngữ lập trình tốt nhất khi được rất nhiều lập trình viên sử dụng (9 triệu người) và là nền tảng cho hơn 7 tỷ thiết bị trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại thì những lập trình viên sử dụng Java được trả lương cao nhất trên toàn cầu. Ưu điểm lớn nhất của Java chính là có khả năng tuong thích với mọi nền tảng, câu lệnh mạch lạc tuy nhiên tốc độ có đôi chút chậm hơn so với PHP và ASP.NET

– Ngôn ngữ lập trình Javascript: Có lẽ bạn sẽ khá bất ngờ vì mặc dù tên có giống nhau, nhưng Java và Javascript lại chẳng liên quan gì đến nhau cả. Hiện nay, JavaScript được những bạn mới tiếp cận với nghề vì khá dễ học với một phần mềm soạn thảo văn bản chứ không cần tải bất kỳ chương trình gì.

Full Stack Dev

Ngành truyền thông đa phương tiện – Nghề quảng cáo

Bên cạnh công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện hay lĩnh vực quảng cáo đang rất được giới trẻ chú ý và định hướng nghề nghiệp theo ngành này.

Cụ thể, truyền thông đa phương tiện chính là áp dụng các phần mềm có liên quan đến công nghệ thông tin để tạo ra các ứng dụng đa phương tiện trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: giáo dục, giải trí, quảng cáo, …

Tuy nhiên, khái niệm truyền thông đa phương tiện thường được các bạn trẻ gói gọn lại trong một vài lĩnh vực nhỏ cụ thể như: thiết kế đồ họa, viết kịch bản phim, xử lý hình ảnh, video, …

Để hiểu rõ hơn, tôi sẽ giải thích cụ thể về khái niệm đa phương tiện nói chung và đi vào phân tích các ngành học cụ thể.

Image 2022 05 22 164033043
Ngành truyền thông đa phương tiện

Multimedia là gì?

Nếu như trước đây, media được hiểu như các chiếc máy radio, tivi thì theo sự phát triển của xã hội, media ngày càng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự kết hợp của một loạt các thiết bị và bao gồm mọi hình thức truyền tải thông điệp.

Chính sự nhân rộng lên về phương thức và thiết bị đó đã lập nên một khái niệm mới: truyền thông đa phương tiện multimedia.

Những người làm trong lĩnh vực multimedia – truyền thông đa phương tiện cần phải biết về:

Cách viết kịch bản phim

Để viết được kịch bản phim, người biên kịch cần có một vốn sống nhất định. Càng giàu kinh nghiệm sống và từng trải, khả năng tạo mạch cảm xúc, phân đoạn đưa ra diễn biến sẽ càng hay hơn.

Tuy nhiên, điều này khá khó thực hiện đối với những bạn học biên kịch mới vào nghề, chính vì vậy mà bạn cần phải trau dồi thêm vốn sống của mình thông qua những bộ phim truyện, kịch bản phim và viết lại tất cả những ý tưởng mà mình có. Điều này sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn.

Làm video trên máy tính

Bên cạnh học cách viết kịch bản, kĩ năng tạo và chỉnh sửa video trên máy tính cũng là điều mà bất kỳ sinh viên nào thuộc lĩnh vực multimedia cần phải nắm được.

Việc biết cách tự làm video trên máy tính không chỉ giúp bạn tự chủ động hơn trong việc thiết kế, sáng tạo của mình mà nó còn giúp bạn linh hoạt hơn, tìm hiểu được nhiều hơn, học hỏi và có nhiều tiềm năng phát triển hơn trong sự nghiệp truyền thông đa phương tiện của mình.

Lam Vid Tren Pc
Làm video trên máy tính

Các phần mềm cần cho nghề truyền thông đa phương tiện

Phần mềm làm video chuyên nghiệp

2 phần mềm làm video chuyên dụng được rất nhiều người sử dụng hiện nay bao gồm:

Phần mềm làm phim hoạt hình

After Effect: tích hợp đầy đủ các chức năng về hiệu ứng tạo hình ảnh, chạy chữ hay thêm các đoạn âm thanh bất kỳ. After Effect cho phép bạn có thể làm cho nhân vật của mình chuyển động dễ dàng và thay đổi tùy chính các khớp xương của nhân vật.

Ngoài After Effect, bạn có thể tham khảo thêm các phần mềm làm phim hoạt hình khác đnag được nhiều người sử dụng như Scratch, Web Cartoon Maker, OSOQ, ToonDoo, …

Phần mềm làm phim chuyên nghiệp

Window Movie Maker: những bạn mới mày mò tìm hiểu thì có thể sử dụng Window Movie Maker được cài đặt sẵn trong Window của máy tính. Nó đảm bảo được các tính năng cơ bản nên rất dễ dùng.

Nếu bạn cần một phần mềm chuyên nghiệp hơn có thể tham khảo VivaVideo có khả năng chia sẻ trên các kênh mạng xã hội của người dùng như Instagram, Youtube, … Hoặc bạn cũng có thể dùng Proshow Producer cho video của mình.

Window Movie Maker
Phần mềm làm phim chuyên nghiệp

phần mềm làm video đơn giản

Đối với những bạn chỉ đơn giản cần biến những tấm ảnh thành video đơn giản, bạn có thể dùng Corel Video Ultimate 9, CyberLink PowerDirector 14 Ultimate, Pinnacle Studio 19.5 Ultimate, …

Ngoài ra, Adobe Premiere Elements 14 (download tại liên kết sau ) sẽ là lựa chọn thích hợp nếu bạn mong muốn sự chất lượng.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nhanh chóng, không muốn tìm mất quá nhiều thời gian học, bạn có thể “nghía qua” dịch vụ sản xuất phim tự giới thiệu sau đây.

phần mềm ghép nhạc vào video

Bạn có thể dùng chung các phần mềm làm video để ghép nhạc, hoặc cũng có thể chọn những phần mềm chỉnh sửa video để thêm nhạc vào. Đơn cử như bạn có thể chọn VidTrim, Magisto, HighlightCam Social, … đều rất hữu ích

Có thể nói, để có được một định hướng nghề nghiệp đúng đắn không phải là điều dễ dàng, tuy nhiên, chọn lựa ngành nghề có nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến trên sự nghiệp sau này sẽ giúp các bạn trẻ phát triển hơn, có nhiều lựa chọn hơn cho chính bản thân mình.

Trả lời