Kiểm tra độ thân thiện của website qua đánh giá tỉ lệ text – html

Khi sở hữu một trang web và bắt đầu vận hành nó, bạn sẽ cần lưu ý đến rất nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề mà bạn cần để ý đó là tỉ lệ text html. Vậy tỉ lệ này là gì, ảnh hưởng của nó tới chất lượng trang web như thế nào, cách kiểm tra và đánh giá tỉ lệ text/html của một trang web, cũng như những gợi ý để tối ưu tỉ lệ này sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Tỉ lệ text/html là một tỉ lệ không thường được nhắc đến trong SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm – cả trên google, facebook hay bất cứ nền tảng nào), vì thực chất tỉ lệ text/html này không phải là yếu tố quan trọng nhất để ảnh hưởng tới xếp hạng trang web của bạn trên Google. Tuy nhiên, việc kiểm soát tốt tỉ lệ text/html sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới trải nghiệm của người dùng trên trang web, vì hiển nhiên bạn không muốn trang web của mình nằm ở trang 1 trong công cụ tìm kiếm Google để người dùng chỉ nhấn chuột và xem trang bạn một lần rồi không bao giờ vào nữa.

Tỉ lệ text html là gì

Text Html Ratio
Text To Html Ratio

Vậy trước hết, chúng ta cần nắm được tỉ lệ text/html là gì. Như bạn đã biết, trang web của bạn được viết theo dạng code HTML và những câu code của bạn sẽ biến thành dạng text trên trang cho người dùng. Tất cả lượng code mà bạn viết (bao gồm các đường dẫn (link), các tiêu đề (headings), các hình ảnh hiển thị (images), JavaScript, v. v.) đều sẽ được chuyển hóa thành chữ (plain text) để người dùng sử dụng. Khi chúng ta lấy số lượng chữ (content) hiển thị trên trang web chia cho số lượng code bạn đã viết để ra được content ấy, chúng ta có tỉ lệ text html (hay gọi kiểu dân dã hơn là tỉ lệ text và code)

Trong SEO, tỉ lệ code và text được các công cụ tìm kiếm Google tính toán độ tin cậy được của trang web. Nếu tỉ lệ này cao, đồng nghĩa với việc lượng chữ trên trang web cao so với lượng code đã viết, nôm na là các bài viết hiển thị đều dài so với phần code viết nên bài viết ấy. Đối với các công cụ tìm kiếm (search engines) thì tỉ lệ cao nghĩa là trang web có nhiều content, người dùng sẽ có nhiều thông tin hơn để đọc.

Streamhub

Để hình dung rõ thì chúng ta cùng xem qua một ví dụ nhé:

Chúng ta sẽ thử kiểm trả tỉ lệ text html đối với bài viết Các dòng CPU Intel đang có trên thị trường bằng cách nhập url của bài viết vào checker tool mà mình hay dùng https://tools.webconfs.com/code-to-text-ratio-checker . Kết quả là 24.9%, với size nội dung là 6.24 KB và size code là 25.02 KB. Đây là một tỉ lệ khá ổn với một bài viết cung cấp thông tin trên mạng.

Tỉ lệ lý tưởng cho text/html thường rơi từ 25% đến 75%. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, tỉ lệ này quan trọng đối với trang web không phải vì các search engines tính toán rồi cho bạn lên top vì bài viết dài, mà vì những trải nghiệm trực tiếp từ người dùng. Việc kiểm soát tốt content bạn đăng lên sẽ giúp giữ chân người dùng lại với trang web của bạn.

Tăng tỉ lệ thân thiện của trang web

Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là làm sao để tăng tỉ lệ text html cho trang web của bạn. Câu trả lời rõ ràng và nhanh nhất là chúng ta phải tối ưu phần code đã viết. Sau đây là một vài gợi ý để việc tối ưu html của bạn dễ dàng hơn.

Bài viết của bạn dài hơn 1000 từ.

Mục đích của việc viết bài dài hơn khá đơn giản: bài dài hơn sẽ giúp tỉ lệ text/html cao hơn, người dùng khi sử dụng bài của bạn cũng sẽ nắm được nhiều thông tin hơn, và thường bạn cũng biết là những bài viết chuẩn SEO sẽ rơi vào từ 1000 đến hơn 2000 từ, nên việc viết bài dài hơn 1000 là một cách để trang web của bạn đạt chuẩn SEO. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong khoản kiểm định nội dung bài viết, đảm bảo rằng content bạn post lên không chỉ đủ dài mà còn phải đủ hay nữa.

Kiểm tra độ chính xác của HTLM

Kiểm Tra Code Bị Lỗi
Kiểm Tra Code Bị Lỗi

Bạn có thể kiểm tra validity của trang web một cách rất dễ dàng bằng các trang web kiểm tra online giống nhưhttps://validator.w3.org/ . Việc kiểm tra sẽ giúp chúng ta loại bỏ được những dòng code bị lỗi, khiến tỉ lệ text và code tăng cao.

Loại bỏ những dòng lệnh không cần thiết.

Việc loại bỏ những dòng code dư thừa hay những khoảng trắng to thật to giữa các đoạn code của bạn giống như một mũi tên trúng nhiều đích. Khi những dòng code ít đi mà trang web vẫn hoạt động tốt thì bạn đã (1) tăng tỉ lệ text html lên, (2) giúp trang web của bạn load nhanh hơn. Mà khi trang web của bạn không nhiều thời gian để hiển thị toàn bộ nội dung, thì bạn đã giúp tăng chất lượng trải nghiệm của người dùng. Một điểm quan trong là việc kiểm soát tốt tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới xếp hạng của bạn của các search engines.

Đổi việc sử dụng JavaScript và flash quá nhiều, chuyển sang sử dụng CSS để thiết kế và format trang web của bạn.

Việc sử dụng JavaScript, flash quá nhiều sẽ làm giảm tỉ lệ text/html của trang web. Bên cạnh đó, hãy giảm tối đa việc sử dụng table trong code, giảm thiểu việc tạo quá nhiều tab mà không cần thiết hay xóa comment trong code cũng sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ text và code.

Giữ trang web của bạn dưới 300kB

Việc giữ trang web của bạn càng nhẹ càng tốt là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tải trang và gián tiếp khẳng định bạn có một tỉ lệ text/html khá tốt.

Xóa các text bị ẩn với người dùng

Đừng để các text nếu bạn không muốn các text đó bị nhìn thấy. Các search engines của Google đang ngày càng hoàn thiện và việc các text ẩn bị phát hiện sẽ khiến bạn gặp rắc rồi và có thể sẽ bị phạt.

Nén hoặc giảm size các thể loại hình ảnh.

Hãy nén hình ảnh, JS, CSS… để giúp trang web của bạn nhẹ hơn và tăng tỉ lệ text/html.

Một trong những thông tin bạn cần lưu tâm là hiện tại các công cụ tìm kiếm như Google đang chuyển dần cách đánh giá và xếp hạng các trang dựa trên đánh giá về content, tức là các text hiển thị cho người dùng xem. Vì vậy, dù tỉ lệ text html không phải là yếu tố trực tiếp để đánh giá và xếp hạng trang web, nhưng việc tối ưu được tỉ lệ text html sẽ đồng thời giúp bạn tác động đến các yếu tố khác ảnh hưởng tới khả năng SEO thành công trang web của bạn.

Trả lời